Forum Of A11

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

WE ARE THE ONE

Keywords

Latest topics

» trái tim!!
Tiep day!!! EmptyThu Sep 27, 2012 3:22 pm by gameoverxl12

» lâu không ghé thăm!
Tiep day!!! EmptyThu Sep 27, 2012 3:20 pm by gameoverxl12

» người bạn dũng cảm
Tiep day!!! EmptyMon Jul 30, 2012 1:06 pm by tranthao_96

» Không biết mọi người đọc chưa
Tiep day!!! EmptyTue Jul 17, 2012 8:54 pm by tranthao_96

» lâu không up ########
Tiep day!!! EmptyTue Jul 17, 2012 8:44 pm by tranthao_96

» ******************************8
Tiep day!!! EmptyTue Jul 17, 2012 8:43 pm by tranthao_96

» mọi nguoi oi????????????????????????gần thi rồi
Tiep day!!! EmptyTue Jul 17, 2012 8:41 pm by tranthao_96

» net dang iu của con gai'
Tiep day!!! EmptyTue Jul 17, 2012 8:38 pm by tranthao_96

» Nê'u lo.....................
Tiep day!!! EmptySun Jul 15, 2012 1:11 am by tranthao_96

Affiliates

free forum

Thống Kê

Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không


[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 9 người, vào ngày Tue Jun 05, 2012 9:34 pm


3 posters

    Tiep day!!!

    Hunter...
    Hunter...
    Phó Bang
    Phó Bang


    Tổng số bài gửi : 25
    Join date : 03/06/2012
    Age : 28
    Đến từ : Vu Thu Thai Binh

    Tiep day!!! Empty Tiep day!!!

    Bài gửi  Hunter... Thu Jun 07, 2012 9:11 am

    "Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu” - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ 10 bài làm của học sinh :

    - Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa… Tính tình cụ già rất là bực bội… Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
    - Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, miệng cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
    - Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
    - Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cá hố.
    - Hình dáng của ông ấy rất bình thường chiều rộng một mét, chiều cao hai mét.
    - Mỗi khi ông cười hàm răng của ông không còn trắng và chắc như trước nữa mà đã gãy bốn cái răng. Khuôn mặt của ông không còn đẹp trai như trước nữa mà rất nhăn nhó, ông cười cũng như là ông giận.
    - Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.
    - Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.
    - Ông em cao khoảng 1m, khung mặt của ông như trái song.

    Em hãy tả con lợn nhà em:
    "con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!"
    Commentaire: Thời buổi này, mấy nhà nào có lợn đâu mà tả.
    2 anh em sinh đôi nhà nọ học chung 1 lớp, nên bài vở có phần hơi giống nhau. 1 lần làm bài văn tả cơn mưa, anh viết "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối lộp độp", em ngó sang thấy phục anh quá, liền chép ngay vào vở mình "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối leng keng"!
    Commentaire: từ tượng thanh có vấn đề.

    Em hãy tả bạn em
    "bạn em ko cao ko thấp, trung bình. bạn em ko gầy, ko béo, trung bình. bạn em ko đen ko trắng, trung binh. bạn em ko giỏi ko kém, trung bình..."
    Commentaire: điệp ngữ đây, điệp ngữ đây.

    Em hãy tả đêm giao thừa
    "em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang lóang..."
    Commentaire: bốc phét quá đà. Theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa ko có trăng.

    Em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của NTT
    "Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn"!
    Commentaire: trong văn học 30-45, nhẫm lẫn là chuyện thường tình!

    Em hãy tả con gà trống nhà em
    "chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái " !?
    Commentaire: tội nghiệp trẻ con bây giờ, ít được gần với tự nhiên, cây cỏ, động vật

    Trích bài văn bình tác phẩm Tắt đèn
    "Chị Dậu, như người ta vẫn nói 'con giun xéo lắm cũng quằn', đã nói với bọn lính lệ như thế này 'Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem'. Và chị cho chúng nó xem thật. "
    Commentaire: Không hiểu là xem cái gì nhi?

    "Angs văn" độc đáo
    "Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".
    Comment: Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Đấm! Đá! Hự ! Bụp!..."

    Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em
    "Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: 'Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!'"
    Comment: Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất

    Tả cô giáo
    "Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là..."
    Comment: Một học sinh giỏi toán của lớp, bố mẹ suốt ngày bắt "làm toán đi"

    "Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian" .
    "Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã"
    Comment: đúng là “dương sao, âm vậy”.

    Tả tiết học trong lớp
    "... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp..."
    Comment: Học sinh mê truyện trinh thám .

    "Em hãy tả bà nội"
    "... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại"
    Comment: học sinh "tả thực" .

    Giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"
    "Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ..."

    Giải thích câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
    "Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".
    Miêu tả hình dáng cô giáo em: "Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con nhà em khi em ra cho nó ăn cám".
    Hay "cô giáo em có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ hơn"

    Miêu tả bà: "Bà có mái tóc dài nhưng trắng phau, mỗi buổi tối khi bé Hưng nhà em không chịu ăn cơm bà liền rũ tóc ra méo xệch mồm doạ nó. Bé Hưng sợ phát khiếp vội vàng ăn ngay

    Tả đôi mắt của ông: "Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần em nhìn vào mắt ông hình như tất cả đều trắng dã"! .

    Đề bài: Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều
    Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Đèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! "
    Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả, phân tích bậy bạ, tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng "tài quá xá" ! 1 điểm.

    Đời thừa
    Đề bài: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ (Đời Thừa)
    Bài làm: Văn sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Đặc biệt là người anh cả văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98...Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi tiế ng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Đời thừa" sao được ?

    Một câu chuyện có thật 100% của học sinh cấp 3 bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân..
    "Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ."
    Lời phê của thầy giáo: "Vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm)

    Chuyện này cũng thật 100% luôn. Của học sinh lớp 12.
    Đề bài: em hãy phân tích hai câu thơ trong tập "Nhật kí trong tù" của tác giả Hồ Chí Minh.
    " Ngủ thì ai cũng như lương thiện
    Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền".
    Em nghĩ học sinh này chắc là học giỏi môn sinh vật, nên bạn phân tích như sau:
    Khi ngủ thì cơ thể chúng ta nằm im, bất động, mắt nhắm trông ai cũng giống ai. Nhưng khi tỉnh dậy, do nhu cầu sinh lý, cơ thể con người cần đào thải một số cặn bã trong cơ thể, nên câu thơ đã tả thực rất chính xác: " ngủ dậy phân ra... kẻ dữ hiền."
    Bạn học sinh này đã tự ý ngắt cụm từ như thế đấy.

    Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.
    Cuối đợt nghiên cứu trường ĐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Đề văn ra như sau:
    "Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
    Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương"
    Đọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
    "Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
    Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
    +"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
    +"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
    "Đà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
    "Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.
    " Thọ" : nhiều lần (lâu)
    Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
    Trời nổi cơn bão lớn
    Lao xuống tà vẹt đường
    Vợ trời đánh một tiếng chuông
    Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần cheers cheers
    tranthao_96
    tranthao_96
    Phó Bang
    Phó Bang


    Tổng số bài gửi : 188
    Join date : 03/06/2012
    Age : 28
    Đến từ : vu tien- vu thu - thai binh

    Tiep day!!! Empty Re: Tiep day!!!

    Bài gửi  tranthao_96 Thu Jun 07, 2012 9:17 am

    daì chết khiếp
    Hunter...
    Hunter...
    Phó Bang
    Phó Bang


    Tổng số bài gửi : 25
    Join date : 03/06/2012
    Age : 28
    Đến từ : Vu Thu Thai Binh

    Tiep day!!! Empty Re: Tiep day!!!

    Bài gửi  Hunter... Thu Jun 07, 2012 9:22 am

    bo ha?
    gameoverxl12
    gameoverxl12


    Tổng số bài gửi : 186
    Join date : 03/06/2012
    Age : 27
    Đến từ : Vũ Hội- Vũ Thư- Thái Bình

    Tiep day!!! Empty Re: Tiep day!!!

    Bài gửi  gameoverxl12 Thu Jun 07, 2012 3:06 pm

    dài thế ai đọc! rảnh đâu!
    Sleep

    Sponsored content


    Tiep day!!! Empty Re: Tiep day!!!

    Bài gửi  Sponsored content


      Hôm nay: Fri May 17, 2024 5:25 am